Nguồn cung mới của phân khúc căn hộ so với cùng kỳ năm 2021 ghi nhận tăng 78%. Trong khi đó, nguồn cung mới của phân khúc shophouse/nhà phố nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái tăng lần lượt 170% và 25%.
Sức cầu hạn chế của thị trường bất động sản 2023
Nguồn cung mới tuy tăng nhưng không được phân bổ đồng đều. Hầu như chỉ tập trung ở những giai đoạn kế tiếp của một vài dự án quy mô lớn. Trước áp lực từ việc chi phí đầu vào leo thang, mặt bằng giá bán sơ cấp được đẩy lên cao trong khi giá cũng như thanh khoản thứ cấp không có nhiều biến động.
Đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn là hai kênh huy động cấp vốn chính cho các CĐT cũng như dự án bất động sản. Trong giai đoạn khi hai kênh này bị siết chặt lại, một số diễn biến thị trường bất động sản 2023 được dự đoán như sau:
- Nguồn cung mới đưa ra thị trường suy giảm bởi tác động gián tiếp
- Người mua bị hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ảnh hưởng cầu thị trường
- Giá bán bị đẩy lên cao do CĐT phải chi trả nhiều để tiếp cận nhiều nguồn vốn vay
- Thiếu tính đa dạng sản phẩm bởi hầu hết các dự án hiện nay đều được định vị phân khúc cao cấp và bán ở mức giá cao.
Bất động sản công nghiệp trở thành điểm sáng thị trường bất động sản 2023
Bất chấp khó khăn, thị trường bất động sản 2023 vẫn có điểm sáng. Suốt giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến nặng, hầu hết các phân khúc đều rơi vào khủng hoảng, thì BĐS khu công nghiệp lại xuất hiện như một phao cứu sinh cho toàn thị trường, với mức tăng trưởng khá cao từ 15 – 18% nhờ vào sự ổn định về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (theo số liệu của Hiệp hội BĐS Việt Nam).
Đến quý I/2022, tín hiệu tích cực từ thu hút đầu tư FDI lại tiếp tục lan tỏa khi cả nước thu hút thêm trên 8,9 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 bằng 87,9%. Đáng chú ý, vốn FDI thực hiện 3 tháng đầu năm ước tính tăng 7,8% khi đạt 4,42 tỷ USD, đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua.
Trong khi đó, vốn FDI chảy vào BĐS tăng 213%, số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới cũng tăng 47%. Đây không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho phân khúc BĐS khu công nghiệp mà cũng kéo theo sự tăng trưởng của các phân khu khác khi các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài quay lại Việt Nam sau đại dịch.
Chưa dừng lại ở đó, thị trường bất động sản tiếp tục được hưởng lợi từ gói kinh tế, tài chính gần 350.000 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư công vào tất cả các ngành nghề nhằm hỗ trợ, phục hồi phát triển KT-XH giai đoạn 2 năm 2022 – 2023.
Đi kèm theo là nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ được ban hành để giảm tải áp lực, khó khăn cho doanh nghiệp, như phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 – 1% trong 2 năm 2022 – 2023; giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đối với nhiều nhóm ngành nghề; giai đoạn 2022 – 2023 cho phép tăng bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 1 – 1,2% GDP/năm (tối đa 240.000 tỷ đồng)…
Bài viết liên quan
Bất Động Sản Tây Nam Bộ – Nhiều Thử Thách Nhưng Giàu Tiềm Năng
Bất động sản Tây Nam Bộ được nhận định là còn nhiều dư địa tăng...
Th5
Nhiều ông lớn bất động sản đổ bộ về Đồng Nai
Sở hữu vị trí tiếp giáp TP HCM, với lợi thế hạ tầng và thu...
Th5
Những cách đơn giản để đầu tư bất động sản cùng Bất động sản Lộc Phúc
Đầu tư vào Bất động sản được xác định là một trong những cách tốt nhất để...
Th4
Bất động sản Lộc Phúc Kiến tạo giá trị đầu tư lâu dài và tương lai bền vững
Bất động sản Lộc Phúc luôn nỗ lực đặt tâm huyết gửi trao trong mọi công...
Th4
prdoanhnghiep|Bất động sản Lộc Phúc: Luôn coi trọng sự minh bạch với khách hàng
Bất động sản Lộc Phúc luôn coi trọng và luôn đặt Khách hàng lên hàng...
Th3
|phapluatvadoanhnghiep|Khách hàng tố Công ty Lộc Phúc “lùa gà”: Cách nhìn từ hai phía.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra vấn nạn một số công ty môi...
Th3